Găng tay bảo hộ lao động không chỉ đơn giản giữ cho tay sạch sẽ khi tiếp xúc với chất bẩn mà nó còn bảo vệ đôi tay khỏi những tác nhân xấu có thể ăn mòn, phá hủy tay bạn.
Các loại găng tay lao động được làm ra phù hợp với từng loại công việc như các loại găng tay sợi phù hợp với các công việc chân tay khuôn vác nhẹ hay cũng là găng tay sợi nhưng được tráng lớp nhựa ở lòng bàn tay tránh trơn, trượt khi cầm nắm nhất là khi đang cầm nắm vật nặng, nóng gây nguy hiểm.
1. Chất liệu của vật liệu
Độ bền cơ bản của găng tay phụ thuộc vào loại vật liệu sử dụng để may sản phầm và độ dày hay khối lượng vật liệu trên một đơn vị diện tích. Những loại vật liệu dày hơn và tốt hơn sẽ giúp tăng khả năng chống cắt, còn găng tay nhẹ lại giúp tăng độ linh hoạt và giảm sức nặng lên bàn tay người sử dụng, vì thế mà giảm mỏi tay. Các đặc tính khác như lớp phủ có thể cải thiện khả năng bám dính khi cầm nắm nhưng có thể không phù hợp trong một số trường hợp như chế biến thực phẩm.
Dựa vào chất lượng của vật liệu làm găng tay, một hệ thống xếp loại đơn giản hóa về độ bền cắt được sắp xếp theo thứ tự từ kém bền nhất cho tới bền nhất của các vật liệu bắt đầu từ da, cotton, vật liệu nhân tạo: nilon và polyester, tăng dần với các loại vật liệu chất lượng cao cho tới các loại sợi tổng hợp được sản xuất từ các tổ hợp vật liệu nhân tạo khác nhau: sợi thủy tinh, thép không gỉ,...
Mỗi nhà sản xuất đưa ra nhiều lựa chọn và đang ngày càng tăng lên về số lượng các loại vật liệu làm găng tay chống cắt có độ bền cao với các đặc tính khác nhau. Bao gồm: sợi polymer nhân tạo para-aramid, vật liệu polyethylene siêu cao phân tử (UHMW PE), các sợi aramid được sản xuất theo công nghệ tiên tiến (ATA). Sợi tổng hợp ATA là loại sợi có chất lượng tốt với các đặc tính mềm, thoáng và khả năng chống cắt cao khi so với các loại vật liệu khác.
Để giải quyết một nguy cơ nhất định, mỗi nhà sản xuất găng tay đã tổng hợp các tính chất của nhiều loại vật liệu làm găng tay khác nhau: độ cứng, độ trơn bề mặt, khả năng trượt đi khỏi các bề mặt sắc cạnh. Những loại sợi pha trộn này, sự kết hợp các loại sợi có độ bền cao với thép, cho phép các nhà sản xuất tạo ra các loại găng tay có độ bền cắt cao hơn độ bền đạt được nếu chỉ dùng một loại sợi.
Những loại vật liệu chống cắt được sử dụng tại nhiều cơ sở sản xuất găng tay bao gồm: găng tay từ lưới kim loại, găng tay được cắt may, và găng tay dệt liền. Găng tay lưới kim loại được làm từ nhiều vòng thép không gỉ và được sử dụng cho các công việc có nguy cơ cao hơn, cấu tạo đan cài rất bền với mài mòn, cắt, ăn mòn và đâm xuyên.
Găng tay cắt may có thể được sản xuất từ tất cả các loại vật liệu có độ bền cắt cao hoặc tổ hợp của vật liệu chi phí thấp và vật liệu có độ bền cắt cao trong lớp lót toàn bộ găng hoặc chỉ riêng lòng bàn tay. Bên cạnh độ bền cắt, việc lựa chọn găng tay còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, bao gồm khả năng làm sạch.
Găng tay cắt may có thể được sản xuất từ tất cả các loại vật liệu có độ bền cắt cao hoặc tổ hợp của vật liệu chi phí thấp và vật liệu có độ bền cắt cao trong lớp lót toàn bộ găng hoặc chỉ riêng lòng bàn tay. Bên cạnh độ bền cắt, việc lựa chọn găng tay còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, bao gồm khả năng làm sạch.
2. Tiêu chuẩn về độ bền
So sánh một cách xác đáng chất lượng của găng tay, mỗi tổ chức an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã thiết lập nên những tiêu chuẩn về độ bền cắt của phương tiện bảo vệ cá nhân bảo vệ bàn tay. Tiêu chuẩn ANSI/ISEA được sử dụng phổ biến tại Mỹ đưa ra 5 mức từ 1 tới 5, đại diện cho độ bền cắt của một vật liệu nhất định, là một ứng dụng tiên tiến được áp dụng cho các mức nguy hiểm cụ thể.
Các mức cao hơn cung cấp mức độ bảo vệ tốt hơn: găng tay có độ bền cắt mức 5 có thể sử dụng trong điều kiện nguy cơ cao: chế biến thực phẩm và xử lý kính tấm, găng tay có độ bền cắt mức 2 có thể phù hợp với những công việc ít rủi ro hơn như xây dựng và đóng gói. Nhưng việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào thực tế lại không hề đơn giản, mức độ rủi ro thật sự bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong môi trường lao động cũng như các nguy cơ liên quan: sự khác nhau giữa cắt, mài mòn, và cắt có lực tác động hay đâm xuyên khi so với cắt thông thường.
Các mức cao hơn cung cấp mức độ bảo vệ tốt hơn: găng tay có độ bền cắt mức 5 có thể sử dụng trong điều kiện nguy cơ cao: chế biến thực phẩm và xử lý kính tấm, găng tay có độ bền cắt mức 2 có thể phù hợp với những công việc ít rủi ro hơn như xây dựng và đóng gói. Nhưng việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào thực tế lại không hề đơn giản, mức độ rủi ro thật sự bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong môi trường lao động cũng như các nguy cơ liên quan: sự khác nhau giữa cắt, mài mòn, và cắt có lực tác động hay đâm xuyên khi so với cắt thông thường.
Người phụ trách kiểm tra an toàn, giám đốc an toàn nội bộ và các chuyên gia về phương tiện bảo vệ cá nhân công nghiệp có thể giúp xác định mức độ rủi ro trong một tình huống cụ thể và quyết định mức độ bảo vệ nào là phù hợp và kinh tế nhất, kiểm tra tại chỗ và kiểm tra lao động đầu vào cũng hết sức quan trọng.
Những người chịu trách nhiệm lựa chọn găng tay cần biết rằng tiêu chuẩn EN388 được sử dụng tại Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Mexico và một số vùng của Canada và Hoa Kỳ, không tương đương và thay thế được cho hệ thống ANSI và có thể gây lúng túng trong quá trình lựa chọn. Nếu những khác biệt trong các tiêu chuẩn ảnh hưởng tới việc lựa chọn găng tay, người làm nhiệm vụ mua găng cho cơ sở lao động cần làm quen với các yêu cầu và nội dung của các tiêu chuẩn và xác định cách áp dụng chúng trong các điều kiện cụ thể.
3. Lựa chọn găng tay phù hợp với kích cỡ của tay người sử dụng
Khi sử dụng găng tay không được dùng găng tay quá rộng hoặc quá chật. Sử dụng găng tay quá rộng có thể dẫn đến những nguy hiểm do vướng găng tay vào công cụ, thiết bị và sử dụng găng tay quá chật có thể gây khó chịu cho người sử dụng hoặc thậm chí có thể làm cho máu không lưu thông xuống bàn tay gây cảm giác mệt mỏi.
Dựa theo đặc tính công việc và cách thức thao tác với thiết bị mà lựa chọn hình dạng găng tay phù hợp cho công việc: trong một số trường hợp chỉ cần loại găng tay bảo vệ các đầu ngón tay, nhưng trong trường hợp khác bắt buộc phải sử dụng loại găng tay dài bảo vệ cả cánh tay. Kích cỡ găng tay bảo hộ thông thường có 5 kích cỡ như sau: S – M – L – XL – XXL.
Trên đây là một số lưu ý và cách lựa chọn găng tay bảo hộ phù hợp với công việc và mục đich sử dụng. Hy vọng bài viết này ECO3D sẽ giúp bạn hiểu thêm được một số thông tin và lưu ý trong việc chọn ra cho bản thân một mẫu găng tay bảo hộ hợp lí. Chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét